Đô thị Phú Mỹ Hưng từ những ô cửa
Hạn chế ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc cộng đồng, làm việc tại nhà… là cụm từ quen thuộc của người dân cả nước từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Nếp sống xã hội xáo trộn ít nhiều nhưng mọi người cũng thích nghi dần dần, sống chậm lại, sắp xếp lại cuộc sống, sinh hoạt gia đình. Trong giai đoạn mọi thứ gần như đều bị giãn cách, thì cũng nhiều điều được “xích lại”, được nối kết từ những gì rất đỗi thân thương, gần gũi, giản dị ở chính nơi quen thuộc nhất của mỗi người: ngôi nhà.
Những khoảng xanh mát thế này là tầm nhìn từ hầu hết những căn nhà trong Đô thị Phú Mỹ Hưng. Điều này có được vì các tiêu chuẩn quy hoạch luôn đặt lợi ích người dân ở vị trí trung tâm với mục tiêu người dân có thể sống thoải mái từ “trong nhà ra đến ngõ”. Đồng thời, đô thị cũng được thiên nhiên ưu đãi với địa thế sông nước sẵn có tạo nên cảnh quan đặc sắc, trong lành, mát mẻ.
Mỗi công trình trong Đô thị Phú Mỹ Hưng có thể khác nhau về chức năng, quy hoạch loại hình nhà ở, độ cao, thiết kế…, nhưng hết thảy đều có một điểm chung: Tối ưu mảng xanh, độ thông thoáng, gia tăng khả năng đón gió, đối lưu không khí tự nhiên cho từng không gian.
Chính nhờ lợi thế quy hoạch đó nên trong thời gian “stay at home” – cư dân đô thị không cảm thấy quá bức bối bởi sự thông thoáng và tầm nhìn xanh luôn hiện diện ở bất kỳ nơi nào trong nhà.
Thời gian xã hội giãn nhịp sống cũng là dịp nhiều gia đình cảm nhận rõ nét hơn về nơi mình đang sống với nhiều điều thú vị bất chợt ùa đến vừa quen vừa lạ sau những ô cửa.
Dẫu phố phường thay đổi, dẫu ngày càng có thêm những tòa nhà vươn mình mạnh mẽ ngoài kia thì vẫn còn đó, những không gian đầy thi vị dành riêng cho chủ nhân những ngôi nhà nơi đây: Một tách trà sớm mai trong tầm nhìn dịu dàng thế này đủ tạo nguồn năng lượng cho ngày mới.
Không nhiều người nghĩ rằng có một không gian đậm chất điền viên sông nước lại hiện diện ở thành phố tấc đất tấc vàng như Sài Gòn. Nhờ vào việc hạn chế tỷ lệ xây dựng ở phần lớn các công trình dưới 50%, cùng với đó là giới hạn số lượng căn hộ từ 4~6 căn trên một sàn nên những góc sống trong trẻo, hữu tình và nên thơ này lúc nào cũng có mặt bên ngoài ô cửa.
Nhịp điệu từ những cung đường rợp bóng cây xanh và hoa trôi qua ô cửa sổ mà bình thường ít ai có đủ thời gian để cảm nhận.
Sở hữu tầm nhìn đắt giá chưa phải là tất cả giá trị mà gia chủ sở hữu. Chỉ cần lùa cánh cửa, hương sông, gió mát và ánh sáng sẽ ùa vào từng góc sống.
Khi “sống chậm”, khu vườn nhỏ ngay ban công trở nên đáng yêu hơn bao giờ hết. Chỉ một chùm khế đong đưa ngoài khung cửa cũng đủ đưa cả vùng quê yên bình quay về trong chốc lát cùng bao ký ức tuổi thơ êm đềm.
Một không gian khoáng đạt thế này không chỉ là liều thuốc tái tạo năng lượng hiệu quả trong những ngày như thế này, mà còn là nơi “work from home” vô cùng lý tưởng cho bất kỳ ai.
Những ngày “stay at home”, vừa ngắm ráng chiều hoàng hôn vừa chuẩn bị bữa cơm tối là điều được mong đợi khi trời dần tắt nắng.
Khái niệm gò bó hay ngột ngạt không còn tồn tại trong tầm mắt và sự sáng tạo của thế giới tuổi thơ. Một khoảng xanh giữa phố, một sân chơi cho trẻ, một nơi hóng gió ngắm cảnh – tất cả trong một – vừa vặn, hợp lý.
Một lớp học nhiều sắc màu và tràn ngập ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp trẻ thư thái, dễ tiếp thu bài mà còn giảm độ cận thị và giúp não bộ phát triển tốt hơn.
Chẳng còn ranh giới nào giữa màu xanh trong nhà và ngoài phố. Sống trong “khu rừng” thiên nhiên, cảm nhận thế giới quan sâu sắc và tâm hồn nhân văn hơn mỗi ngày là tài sản vô giá mà không phải ai cũng có thể sở hữu.
Đây là những hình ảnh không hiếm thấy ở những ban công, cửa sổ, hành lang, hoa viên… trong các công trình ở Đô thị Phú Mỹ Hưng. Trong một khoảng cách gần vẫn có thể chụp được những bức ảnh sinh động thế này.
Theo nhiều nghiên cứu, có thể xem loài chim là một thước đo các chỉ số dự báo về môi trường, vì đây là loài động vật biến nhiệt, rất nhạy cảm với các biến đổi về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, nguồn nước. Khi một loài chim biến mất, có nghĩa môi trường có sự biến đổi về nhiệt độ, độ ẩm hay mật độ cây xanh hay một số loài côn trùng, cỏ (thức ăn của chim) đã thiếu hụt. Chỉ cần thiếu sự xuất hiện của một loài chim các nhà khoa học có thể biết các chỉ số an toàn của khu rừng, môi trường xung quanh đã thay đổi thế nào.